Siết chặt những điều kiện chăn nuôi

Dự thảo Luật Chăn nuôi sẽ chính thức được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (dự kiến khai mạc vào tháng 5/2018). Nội dung Dự thảo Luật này sẽ mang ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của ngành nghề chăn nuôi là vấn đề được dư luận rất quan tâm.
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Hoàng Thanh Vân cho biết: Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng Luật Chăn nuôi là cần thiết. Thực tế, ngành chăn nuôi mới chỉ có Pháp lệnh số 16/2004/PL- UBTVQH11 về giống vật nuôi. Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp lệnh trên cho thấy có nhiều điểm không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành hiện nay.
siet chat cac dieu kien chan nuoi
Nuôi chim bồ câu tại xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Trọng Tùng
Ông có thể cho biết một số điểm mới sẽ được đề cập trong Dự thảo Luật Chăn nuôi trình Quốc hội lần này?
- Dự thảo Luật Chăn nuôi có nhiều điểm mới, trong đó, đáng chú ý là những ưu đãi về chính sách đầu tư. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác chọn tạo nguồn giống, gen, có cơ chế khuyến khích chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học và phát triển các loại giống bản địa. Công tác quản lý giống sẽ được tăng cường theo hướng: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa, tức là phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn con giống của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bên cạnh đó, nếu như trước kia, bất cứ tổ chức, cá nhân nào có đất, có vốn và đảm bảo yếu tố môi trường là có thể bắt tay vào chăn nuôi. Nhưng theo dự thảo luật mới, muốn mở trang trại chăn nuôi, người dân cần phải có giải pháp về thị trường. Các tổ chức, cá nhân sản xuất thương mại cũng sẽ thuộc lĩnh vực chăn nuôi có điều kiện, tức Nhà nước sẽ đưa ra điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở; khi đáp ứng đủ yêu cầu mới được cấp phép. Điều này sẽ góp phần từng bước xóa bỏ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư - nguyên nhân của rất nhiều vấn đề, nhất là ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, tình trạng chăn nuôi trong nội thành, nội thị còn khá phổ biến. Dự thảo luật mới liệu có kiểm soát được vấn đề này không, thưa ông?
- Đúng là việc chăn nuôi trong nội đô đang gây nên nhiều hệ lụy, mà nỗi lo lớn nhất là ô nhiễm môi trường. Nhận thức được vấn đề đó, trong Dự thảo Luật Chăn nuôi tới đây sẽ đưa ra yêu cầu về việc nghiêm cấm chăn nuôi giết mổ thương mại trong nội thành, nội thị. Việc quy định vị trí nào là nội thành, nội thị, được hay không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, TP, trình HĐND tỉnh, TP quyết định. Cũng liên quan tới việc chăn thả vật nuôi, trong dự thảo luật sắp tới sẽ đưa ra những quy định nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc nuôi nhốt các loài động vật bán hoang dã, tiến tới quy định cụ thể về điều kiện chăn nuôi cho từng loài. Những năm qua, ô nhiễm môi trường là vấn đề rất nóng của ngành chăn nuôi. Trong dự thảo luật mới có đề cập tới giải pháp cho vấn đề này không, thưa ông?
- Khi phát triển tới một giai đoạn nào đó, người ta sẽ phải chú trọng nhiều hơn tới bảo vệ môi trường. Dù chưa phải đã muộn, nhưng đây là giai đoạn mà vấn đề môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ hơn. Theo đó, trong Dự thảo Luật Chăn nuôi tới đây sẽ quy định nghiêm ngặt về ngưỡng phát thải, cũng như trách nhiệm của người chăn nuôi, tạo hành lang pháp lý cho công tác thanh kiểm tra giám sát hoạt động xả thải có ảnh hưởng tới môi trường. Luật mới cũng sẽ có nhiều chính sách khuyến khích chăn nuôi hữu cơ và an toàn sinh học - hai mô hình được đánh giá là "hòa hợp với thiên nhiên". Ngay cả các loại hóa chất xử lý môi trường cũng sẽ được đưa vào danh mục sản phẩm có điều kiện, phải đăng ký và tổ chức khảo nghiệm thành công mới được đưa vào sử dụng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhận định thị trường giá cao su hôm nay 29/5/2018

Cao Ngân 'nhắc nhẹ' Nam Trung: 'Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn'

đội tuyển anh Tam sư sử dụng 2 tiền đạo thay vì 1 như Quỷ