Nới lỏng định lượng (QE) không trở lại?

Mặc dù Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đều hành động cùng nhau trong năm 2008, nhưng trên con đường trở lại việc bình thường hóa chính sách tiền tệ thì mỗi bên phải tự bước đi trên đôi chân của mình.
10 nam sau khung hoang tai chinh cac ngan hang trung uong gio ra sao
Trong các ngân hàng trung ương, chỉ có Fed là kết thúc gói nới lỏng định lượng

Fed là nơi đầu tiên kết thúc gói nới lỏng định lượng

Chương trình nới lỏng định lượng (QE) được các ngân hàng trung ương nhiều nước thực hiện vào 10 năm trước khi Lemon Brother phá sản gây hiệu ứng toàn nền kinh tế. Và cho đến nay chỉ có Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là kết thúc gói nới lỏng định lượng của mình và bắt đầu tăng đều lãi suất, dẫn đến con đường thắt chặt tiền tệ, mặc dù ông Trump thì làu bàu về việc này.

Ở Anh, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) gần đây tăng lãi suất chỉ là lần thứ 2 kể từ sau khủng hoảng. Nhưng gói nới lỏng định lượng vẫn còn đó khi mà những lo ngại về Brexit xuất hiện. Theo sát tương tự và cẩn trọng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) giữ lãi suất ổn định và chỉ tăng nhẹ trong chương trình mua lại tài sản.

10 nam sau khung hoang tai chinh cac ngan hang trung uong gio ra sao
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ lãi suất ổn định và chỉ giảm nhẹ chương trình mua lại của mình

"Fed muốn dùng thời gian kinh tế tốt để bình thường hóa chính sách tiền tệ", chuyên gia phân tích Carsten Brzeski tại Ngân hàng ING Diba tóm gọn. Những ngân hàng khác, theo ông, "thì hoài nghi liệu đây có phải thời điểm tốt không".

Đóng vai trò chỉ huy việc cứu nền kinh tế toàn cầu, các ngân hàng trung ương thực hiện trách nhiệm của họ lên bằng cách đưa ra một loạt công cụ bất thường, dù theo cách tốt hơn hay xấu đi, cũng trở thành một chuyện thường mới.

"Chúng tôi đã đánh giá thấp vai trò cốt yếu mà họ phải thực hiện trong trường hợp bất ổn tài chính nghiêm trọng", theo Eric Dor - Giám đốc nghiên cứu kinh tế tại trường quản lý IESEG của Pháp.

Sau nhiều năm giữ lãi suất cực thấp và dòng tiền rẻ, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang vật lộn với rào cản kế tiếp là làm thế nào để xoa dịu tình trạng khủng hoảng mà không gây nguy hại đến sự phục hồi.

"Đây là một thách thức vô cùng lớn", theo chuyên gia Brzeski.

Hành động cân bằng nhẹ nhàng trở nên phức tạp hơn với "những bất ổn" nơi cuối con đường, ông cho biết thêm, khi cuộc chiến tranh thương mại của Tổng thống Donald Trump và rủi ro địa chính trị đang gia tăng làm phai mờ viễn cảnh của nền kinh tế.

Và mặc dù Fed, ECB, BoE và BoJ đều hành động cùng nhau trong năm 2008, nhưng trên con đường trở lại việc bình thường hóa chính sách tiền tệ thì mỗi bên phải tự bước đi trên đôi chân của mình.

Nới lỏng định lượng (QE) không trở lại?

Các ngân hàng trung ương thường được giao nhiệm vụ giảm hay tăng lãi suất nhằm đạt được ổn định giá. Nhưng khi tín dụng cạn kiệt sau vụ sụp đổ của Lehman Brothers 10 năm trước, họ phải nghĩ khác đi, ra khỏi quá khứ.

Các ngân hàng này phải đưa ra những biện pháp chưa từng có tiền lệ để cứu vãn nền kinh tế toàn cầu. Đầu tiên, họ cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỉ lục và thậm chí là âm. Sau đó, họ bơm vào hệ thống tài chính rất nhiều tiền mặt.

Họ đưa ra những khoản vay rẻ cho các ngân hàng rồi bắt đầu mua lại hàng loạt trái phiếu chính phủ và công ty theo cách được biết đến với cái tên "nới lỏng định lượng" (QE), hy vọng sẽ gia tăng cho vay và kích thích tiêu dùng.

Những người chỉ trích cho rằng những biện pháp quyết liệt không hề mang lợi ích cho người tiết kiệm và còn bóp méo thị trường trái phiếu, nhưng những người ủng hộ cho rằng họ đang đóng vai trò nòng cốt cho tăng trưởng trở lại.

"Các ngân hàng trung ương có thể kiếm được một lượng lớn tín dụng qua việc hiểu rõ về khủng hoảng", theo Brzeski. "Thậm chí khi có rất nhiều điều phải học khi thực hiện nó".

"Một bước đi sai lầm đáng nhớ là việc lãi suất tăng một cách không khôn ngoan trong năm 2011 bất chấp có cuộc khủng hoảng nợ ở khối châu Âu đang mưng mủ", Brzeski nhìn nhận. Tỷ lệ lãi suất của ECB tăng trong năm 2011 bất chấp một cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro.

10 nam sau khung hoang tai chinh cac ngan hang trung uong gio ra sao
Mario Draghi, thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) nói rằng nới lỏng định lượng trở thành công cụ bình thường

Nhưng ngân hàng Frankfurt này nhanh chóng sửa đổi sai lầm và thống đốc Mario Draghi sau đó nổi tiếng với lời hứa rằng ECB sẽ làm "bất cứ chuyện gì cần thiết để giữ đồng euro". Các nhà phân tích cho rằng không có con đường trở lại cho các ngân hàng trung ương.

Chính ông Draghi cũng nói vào tháng 6 rằng thậm chí khi ngân hàng này sẵn sàng giảm việc mua lại trái phiếu vào tháng 12, nới lỏng định lượng trở thành một "công cụ bình thường" trong "hộp công cụ" của ECB, sẽ sẵn sàng mở ra bất cứ khi nào cần.

Rủi ro của những bong bóng mới?

Câu hỏi then chốt cho các ngân hàng trung ương hiện giờ là khi nào, và chính xác bằng cách nào, để tháo gỡ những kích thích bất thường để đảm bảo rằng họ có dư "đạn dược" khi có cuộc khủng hoảng mới mà không làm kinh sợ đến các thị trường.

Nhiều chính chuyền, công ty và nhà đầu tư phải phụ thuộc vào lượng tiền nới lỏng của các ngân hàng trung ương để phục vụ cho các khoản nợ của họ, và bất cứ sự đảo chiều bất ngờ nào cũng có thể gieo nên những mầm mống cho một cuộc khủng hoảng mới.

Một cơn đau đầu khác là bất chấp tăng trưởng và thị trường lao động mạnh mẽ, lạm phát vẫn đang thấp một cách rối rắm ở những nền kinh tế phát triển.

Những nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong mục tiêu giữ lạm phát khoảng 2% giống như cuộc chiến "đánh nhau với cối xay gió của Don Quixote", theo Eric Dor, giám đốc nghiên cứu kinh tế tại trường quản lý IESEG của Pháp. Còn những nhà quan sát nói rằng những nhân tố bên ngoài ngân hàng như quá trình số hóa là nguyên nhân.

ECB thay vào đó lại nói rõ ràng lạm phát đang đi đúng mục tiêu khi lương của khối eurozone tăng lên, thúc đẩy quyết định của họ trong việc giảm gói nới lỏng định lương, trong khi ra dấu rằng lãi suất sẽ không tăng cho đến năm 2019.

Nhưng nếu ECB cuối cùng thật sự đạt được mục tiêu lạm phát, nhà kinh tế học của Berenberg, Holger Schmieding nói rằng nó sẽ chủ yếu bởi vì lượng kích thích "vượt xa" so với những gì từng thấy trước đây, và chưa rõ điều gì sẽ xảy ra khi thuốc bị rút đi.

Nhà phân tích tại Commerzbank Joerg Kraemer cảnh báo rằng mặc dù các ngân hàng bị ép bởi các nhà điều hành phải trở nên dẻo dai hơn kể từ năm 2008, rủi ro của những bong bóng mới là có thực.

"Cả nợ công và nợ tư nhân trong khối eurozone vẫn ở mức cao", ông nói, khi mà tín dụng được ECB đưa ra dễ dàng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhận định thị trường giá cao su hôm nay 29/5/2018

Cao Ngân 'nhắc nhẹ' Nam Trung: 'Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn'

đội tuyển anh Tam sư sử dụng 2 tiền đạo thay vì 1 như Quỷ