Cách cúng lễ Vu Lan báo hiếu đúng kiểu truyền thống

Như đã đề cập ở bài trước, cúng lễ Vu Lan là một trong hai nghi lễ truyền thống quan trọng trong tháng 7 âm lịch của người Việt và hoàn toàn khác biệt với lễ cúng cô hồn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các trình tự cúng Vu Lan báo hiếu 2017 theo truyền thống.


Vào dịp lễ Vu lan, ngay từ đầu tháng 7 âm lịch, người người nhà nhà sắm sửa lễ vật dâng lên Đức Phật, Thần linh và gia tiên nội ngoại để bày tỏ lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ở bài viết này, chúng tôi hướng dẫn các trình tự cụ thể của việc cúng lễ Vu Lan tại chùa và tại nhà.

Cúng tại chùa


Theo các sư thầy ở nhà chùa thì việc cúng lễ Vu Lan trước tiên nên được thực hiện tại chùa rồi mới làm ở nhà. Trước tiên, bạn cần đến đăng ký làm lễ ở một ngôi chùa mà bạn hay lui tới cúng lễ hàng tháng hoặc một ngôi chùa gần nơi bạn đang sinh sống. Nếu đăng ký ở một ngôi chùa có tiếng cũng tốt nhưng không vì thế mà phải chen chúc ở một nơi quá đông người, quan trọng là bạn thành tâm với việc mình đang làm.

Tùy từng ngôi chùa sẽ có cách tổ chức các khóa lễ Vu Lan khác nhau. Như ở chùa Linh Sơn Thanh Nhàn, sư thầy Diệu Nhã – đệ tử sư phụ trụ trì chùa Linh Sơn Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: Nhà chùa chúng tôi thường tổ chức khóa lễ phả độ gia tiên (Vu Lan báo hiếu cha mẹ) ngay từ ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 7 âm lịch. Thông thường các chùa chỉ tổ chức khóa lễ phả độ gia tiên trong 1 ngày, bắt đầu từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch nhưng khóa lễ ở chùa Thanh Nhàn lại bắt đầu sớm trước 3 tháng (từ đầu tháng 4 âm lịch cũng chính là tháng đầu tiên của mùa hè). Đây là khóa lễ tụng kinh thỉnh các cụ tổ tiên, ông bà cha mẹ hai bên nội ngoại về chùa. Sau đó, đến đầu tháng 7 âm lịch, nhà chùa lại tổ chức khóa lễ tụng kinh để mời các cụ tổ tiên ông bà cha mẹ trở về “nhà”. Mục đích của việc cúng lễ dài ngày là để cầu an và cầu siêu cho các vong linh, từ đó giúp cho con cháu được hưởng cuộc sống an lành, hạnh phúc.

Cách đăng ký và cúng lễ Vu Lan tại chùa như sau:



- Bạn đến chùa xin một bản đăng ký phả độ gia tiên (như ảnh trên).

- Điền đầy đủ thông tin nhà chùa yêu cầu.

- Phô tô một bản gửi cho nhà chùa để nhà chùa viết sớ hàng năm, một bản lưu tại nhà.

- Đến dự khóa lễ tụng kinh theo ngày mà nhà chùa hẹn.

- Kết thúc khóa lễ, nhà chùa đọc tên số thứ tự, người đại diện hộ gia đình lên nhận sớ cùng một lễ vàng hương.

- Mở sớ ra đọc, sau đó đi vái khắp các ban trong chùa.

- Cuối cùng đem hóa sớ, vàng và hương.

- Sau khi hóa vàng, bạn có thể dự hoặc không dự bữa ăn chay tại nhà chùa.

Cúng ở nhà


Theo các chuyên gia tâm linh thì việc cúng lễ Vu Lan tại nhà nếu được làm vào đúng ngày Rằm tháng 7 là tốt nhất. Nếu năm nào ngày Rằm rơi vào đúng thứ 7, chủ nhật thì thuận tiện nhưng nếu ngày Rằm rơi vào ngày thường bận đi làm thì nhiều gia đình thường hay tổ chức trước ngày Rằm. Việc cúng lễ Vu lan tại nhà thường được các gia đình tiến hành từ ngày 10 đến trước ngày rằm tháng 7 âm lịch.

Thầy Thích Đàm Xuân (Chùa Thánh Chúa, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Ngày cúng Vu Lan là ngày con cái tưởng nhớ tới công lao sinh thành của cha mẹ. Tưởng nhớ không phải ở chỗ mâm cao, cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi con người. Ngày lễ Vu Lan, mỗi gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu với ông bà tổ tiên. Sau đó, nên làm một mâm cơm thắp hương lên bàn thờ phật và bàn thờ gia tiên. Còn việc làm mâm cúng cô hồn chưa siêu thoát nên làm vào chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân. Ngoài ra, các gia đình có thể làm lễ cúng cô hồn tại chùa. Việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên”.

Cách cúng lễ Vu lan tại nhà như sau:

Cúng Phật

Trước tiên, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh (Kinh Vu Lan) để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh.

Cúng thần linh và gia tiên

Người Việt vẫn thường dạy con cháu, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Lễ đầy đủ phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi. Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Trên mâm cúng gia tiên bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức…, mũ kepi, người giúp việc…đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại… để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhận định thị trường giá cao su hôm nay 29/5/2018

Cao Ngân 'nhắc nhẹ' Nam Trung: 'Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn'

đội tuyển anh Tam sư sử dụng 2 tiền đạo thay vì 1 như Quỷ