Uber, Grab, BRT và Metro là 4 'đối thủ' mới của taxi truyền thống?
Một hãng taxi truyền thống đã đưa ra một loạt "đối thủ cạnh tranh" có thể khiến kinh doanh "thiệt hại" gồm hãng taxi Uber, hãng taxi Grab, BRT và tàu điện ngầm Metro.
Một hãng taxi truyền thống đã đưa ra một loạt "đối thủ cạnh tranh" có thể khiến kinh doanh "thiệt hại" gồm Uber, Grab, BRT và tàu điện ngầm Metro. |
Đáng chú ý là theo phân tích về các rủi của đơn vị này thì việc xe buýt nhanh BRT và tàu điện ngầm Metro xuất hiện "sẽ làm thay đổi nhận thức di chuyển của người dân vì những tiêu chí như chi phí thấp, nhanh, giảm ùn tắc và giảm ô nhiễm môi trường".
"Những nhân tố này được dự đoán sẽ làm cho hoạt động vận tải hành khách của công ty bị ảnh hưởng đáng kể", báo cáo nêu rõ.
Ngoài ra, đơn vị này cũng đối mặt với sự cạnh tranh thị phần của Uber và Grab. Theo Vinasun: "Với lợi thế là tiềm lực tài chính mạnh, ứng dụng công nghệ kết nối và không phải bỏ phí đầu tư xe, hai hãng này đang từng bước chiếm thị phần của hoạt động vận tải taxi".
Theo đơn vị này, nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh taxi như giá xăng dầu dự báo tiếp tục tăng, chiết khấu cho tài xế, phí bảo hiểm, lương tối thiểu tăng cao...
Giao thông công cộng phát triển cũng được cho là sẽ anh hưởng đến taxi truyền thống. Ảnh: Di Linh |
Cũng trong hội nghị này, có nhiều ý kiến cho rằng Uber và Grab đang gây tắc đường, phá vỡ quy hoạch giao thông đô thị và không công bằng, minh bạch trong nghĩa vụ thuế.
Đại diện Sở GTVT Hà Nội và TP HCM cũng đồng loạt đưa kiến nghị siết chặt và dừng cấp phép, mở rộng thí điểm xe hợp đồng điện tử kiểu Uber và Grab trong năm 2017 vì cáo buộc xe này gây tắc đường, phá vỡ quy hoạch giao thông.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng phải đưa ra giải pháp chứ không thể không quản lý được thì cấm. Bởi lẽ, Grab và Uber thời gian qua đáp ứng được nhu cầu người dân và thể hiện được ưu điểm trước taxi truyền thống.
"Chúng tôi ủng hộ ứng dụng công nghệ vào vận tải nhưng đề nghị các hãng phải đảm bảo minh bạch trong các nghĩa vụ thuế, đảm bảo cạnh tranh công bằng", ông Trường nói.
Theo thống kê của Bộ GTVT, từ tháng 1/2016 đến nay, đã có 6 đơn vị cung cấp phần mềm chính thức tham gia thí điểm, 3 nhà cung cấp phần mềm đã có đề án gửi về Bộ GTVT và đang được hướng dẫn hoàn thiện đề án, 13.534 xe tham gia thí điểm. Sau Grab, mới đây Uber cũng được chấp nhận đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử sau khi lần thứ nhất bị Bộ GTVT trả lại hồ sơ.
D. Linh
Theo Đời sống & Pháp lý
Theo Đời sống & Pháp lý
Nhận xét
Đăng nhận xét