Từ ngày 1/1/2017, áp dụng quy định mới về lãi suất

Từ ngày 1/1/2017, áp dụng quy định mới về lãi suất

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 sắp tới có hiệu lực 1/01/2017, thay thế cho BLDS 2005 đề cập đến nhiều quy định mới, cụ thể, tạo nhiều điều kiện cho quan hệ giao dịch dân sự được diễn ra thuận lợi hơn, trong đó phải kể đến vấn đề lãi suất, một nội dung không thể thiếu trong hợp đồng vay tài sản.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015, trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Như vậy, lãi suất tối đa trong các hợp đồng vay tài sản các bên được thỏa thuận theo BLDS năm 2015 không quá 20%/năm (tức 1,7%/tháng).

Về trường hợp không rõ về lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất. Theo quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm 2015, trường hợp không rõ hoặc có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật này. Theo quy định này mức lãi suất trong trường hợp không rõ hoặc có tranh chấp sẽ là 10%/01 năm (tức 0,83%/tháng).

So với quy định tại khoản 2 Điều 476 BLDS năm 2005 thì trường hợp không rõ về lãi suất hoặc các bên đương sự có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Theo quy định này thì mức lãi suất có tranh chấp là 0,75%/01 tháng. Như vậy, mức lãi suất trong trường hợp không rõ hoặc có tranh chấp về lãi suất theo quy định của BLDS năm 2015 không phụ thuộc vào lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước và mức lãi lớn hơn so với quy định của BLDS năm 2005.





Về thực hiện nghĩa vụ trả nợ quá hạn. Trường hợp vay không có lãi quá hạn, theo quy định tại khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015, trường hợp vay không lãi. Nếu quá hạn vay, người vay phải chịu mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này (tức là bằng 50% mức lãi suất so với lãi suất vay tối đa do các bên thỏa thuận). Trường hợp này mức lãi suất được áp dụng giống như trường hợp không rõ hoặc có tranh chấp về lãi suất.

Trường hợp vay có lãi quá hạn, theo quy định tại khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015, trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 5 Điều này.

Như vậy, BLDS năm 2015 quy định rõ 2 trường hợp vay có lãi khi đến hạn mà không trả. Trường hợp thứ nhất, đối với tiền lãi phát sinh trong hạn chưa trả thì phải chịu lãi suất như trong trường hợp không rõ hoặc có tranh chấp về lãi suất (10%/năm). Trường hợp thứ hai,đối với trường hợp lãi quá hạn chưa trả thì bên vay phải chịu mức lãi suất bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng (ví dụ: Mức lãi trong hợp đồng là 1%, quá hạn sẽ là 1,5%). Do vậy, theo quy định mới thì bên vay phải trả lãi suất quá hạn trong trường hợp vay có lãi là 150%, so với lãi suất theo hợp đồng các bên đã thỏa thuận (ví dụ: Lãi suất trong hạn các bên thỏa thuận với nhau 20%, nếu đến hạn bên vay không trả được sẽ phải chịu lãi suất 20% x 150% = 30%/năm). Với quy định này sẽ thúc đẩy được trách nhiệm trả nợ của bên vay, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người cho vay, phù hợp với xu thế của thực tiễn trong các giao dịch tranh chấp hợp đồng vay tài sản.



Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.


Gia Huy
Theo Đời sống & Pháp lý

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhận định thị trường giá cao su hôm nay 29/5/2018

Cao Ngân 'nhắc nhẹ' Nam Trung: 'Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn'

đội tuyển anh Tam sư sử dụng 2 tiền đạo thay vì 1 như Quỷ